Sinh viên Luật cần bản lĩnh, tự tin vào năng lực của mình và tuyệt đối đừng để những dạng đề thi bên dưới “tung hỏa mù làm rối” dẫn đến trả lời sai.
>> Việc Làm Ngành Luật (thực tập, chính thức với chế độ phúc lợi tốt)
>> Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành
>> Án lệ Việt Nam và các tiện ích nâng cao
>> Sách Online Pháp luật (miễn phí)
Dạng 1: Đưa ra dữ liệu một đằng, hỏi một nẻo, kiểu như là: “Nhà Lan có có 13 con bò và 5 con heo. Hỏi Lan năm nay bao nhiêu tuổi?”. Nếu thí sinh bị “nhập tâm” vào câu hỏi và đánh mất chính mình thì dễ trả lời sai bằng việc lấy 13 + 5 = 18 tuổi. Đáp án đúng của đề thi dạng này là ĐỀ SAI.
Dạng 2: Đưa ra dữ liệu và hỏi thí sinh A có phạm tội hay không, phạm tội gì (nếu có) và mức phạt là bao nhiêu năm tù? Thí sinh thường bị “nhập tâm” vào câu hỏi và nghĩ rằng A có tội, đi tìm tội danh cho A, nhưng nhiều trường hợp Đáp án cho đề thi dạng này là A KHÔNG CÓ TỘI.
Dạng 3: Buổi đầu tiên học môn Luật X, giảng viên dặn: “Vì mình học môn Luật X nên nếu đề thi có hỏi trong tình huống này áp dụng Luật nào thì tất nhiên đáp án là Luật X”. Tuy nhiên, khi thi kết thúc môn nếu thí sinh quá tin tưởng vào lời dặn của giảng viên mà không xem xét kỹ tình huống sẽ dễ bị sai. Bởi đề thi lúc đó đáp án không phải là Luật X (vì lúc đó chưa có Luật X, hoặc Luật X chưa có hiệu lực…).
Lời kết: Đã là Sinh viên Luật thì đừng tin bất kỳ ai ngoại trừ văn bản quy phạm pháp luật (có tính bắt buộc), lời thầy cô, đề thi chỉ mang giá trị tham khảo, bạn làm bài thi thì cần đọc kỹ, vận dụng kiến thức mà mình có được và tự tin trả lời (tuyệt đối đừng để đề thi làm rối suy nghĩ của mình).