Gợi ý 75 đề tài làm tiểu luận môn Luật lao động

Thời gian đăng: Lúc 21:30, ngày 14/08/2023

Rất mong TÀI LIỆU LUẬT PRO gợi ý giúp tôi các đề tài làm tiểu luận môn Luật Lao động – Kim Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Nhằm giúp các bạn Sinh viên Luật thuận tiện trong việc học môn Luật Lao động, TÀI LIỆU LUẬT PRO gợi ý 75 đề tài làm tiểu luận môn Luật lao động sau đây:

1. Nguyên tắc bình đẳng trong lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

2. Các hình thức hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

3. Quy định về độ tuổi lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

4. Thời giờ làm việc bình thường và làm thêm giờ theo Bộ luật Lao động 2019.

5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

6. Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

7. Chế độ nghỉ ngơi của người lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

8. Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp theo Bộ luật Lao động 2019.

9. Các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động.

10. Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.

11. Chế độ trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.

12. Chế độ tiền lương của người lao động.

13. Các quyền lợi riêng biệt dành cho lao động nữ.

14. Thực trạng về việc bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn.

15. Các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền đình công của người lao động.

16. Chế độ nghĩ hưu của người lao động.

17. Các quy định về lao động, việc làm đối với người lao động nước ngoài.

18. Xu thế phát triển pháp luật lao động tại Việt Nam.

19. Chứng nhận kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

20. Tuyển dụng người lao động và quyền riêng tư của ứng viên.

21. Các vấn đề pháp lý về thử việc và hợp đồng lao động.

22. Chế độ đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

23. Điều kiện và hồ sơ hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định hiện hành.

24. Tranh chấp hợp đồng lao động và thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

25. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động.

26. Các quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản.

27. Thực trạng những vi phạm pháp luật lao động tại Việt Nam.

28. Quyền tự do lập hội của người lao động.

29. Quy định về thời hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn.

30. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

31. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động.

32. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

33. Quyền khiếu nại và tố cáo của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

34. Vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết các tranh chấp về lao động.

35. Thực trạng tai nạn lao động tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp.

36. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam và các giải pháp.

37. Thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam và các kiến nghị hoàn thiện.

38. Bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam.

39. Thực trạng đình công lao động tự phát tại Việt Nam và giải pháp.

40. Bất cập trong thực thi quy định về an toàn lao động tại các nhà máy ở Việt Nam.

41. Giải pháp nâng cao vai trò của công đoàn cơ sở tại Việt Nam.

42. Thực trạng tai nạn lao động tại Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện.

43. Đánh giá thực trạng hợp đồng lao động bất lợi cho người lao động và giải pháp.

44. Kiến nghị bảo vệ người lao động trong chuyển đổi số.

45. Thực trạng sa thải người lao động tại Việt Nam và các đề xuất.

46. Các bất cập tại Bộ luật Lao động 2019 và các giải pháp khắc phục.

47. Thực trạng rút bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam và các giải pháp khắc phục.

48. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

49. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

50. Các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam.

51. Quyền lợi của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

52. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động.

53. Cách tính và đóng bảo hiểm xã hội buộc đối với người lao động.

54. Quy định về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam.

55. Quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động.

56. Những đối tượng được hưởng ưu đãi bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

57. Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

58. Chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc.

59. Tranh chấp về bảo hiểm xã hội và cách giải quyết.

60. Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

61. Chính sách đối với người cao tuổi trong bảo hiểm xã hội.

62. Vai trò của các cơ quan bảo hiểm xã hội tại Việt Nam.

63. Các đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam.

64. Bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

65. Xu hướng phát triển bảo hiểm xã hội tại Việt Nam và trên thế giới.

66. Giải pháp nâng cao ý thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam.

67. Khái niệm, đặc điểm của bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam.

68. Căn cứ pháp lý của chế độ bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam.

69. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam.

70. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

71. Cách tính và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

72. Thủ tục và hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

73. Ưu nhược điểm của việc nhận bảo hiểm xã hội một lần so với lãnh lương hưu.

74. Xu hướng hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội một lần hiện nay.

75. Thực trạng chế độ thai sản, ốm đau tại Việt Nam và các đề xuất.

Thẻ:, , , ,